ERP
Chuyên ngành
Tools/Apps
Công nghệ
Code riêng
Xem thêm kho ứng dụng phần mềm >> Xem tại đây

Sử dụng báo cáo tài chính nhà hàng kiểm soát hoạt động vận hành nhà hàng

18/07/2025

Báo cáo tài chính nhà hàng là nền tảng dữ liệu cốt lõi để đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và khả năng kiểm soát trong toàn bộ hoạt động vận hành nhà hàng. Khi ngành F&B bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hơn, khả năng quản trị tài chính thông qua hệ thống báo cáo chính xác, toàn diện trở thành yếu tố sống còn để đảm bảo dòng tiền an toàn, lợi nhuận bền vững và chiến lược mở rộng khả thi.

Theo Forbes, những doanh nghiệp F&B xây dựng được hệ thống báo cáo tài chính bài bản không chỉ kiểm soát được lợi nhuận từng chi nhánh, từng danh mục sản phẩm, từng giai đoạn vận hành mà còn nắm trong tay dữ liệu để ra quyết định đúng lúc, đúng hướng. 

Thực tế cho thấy, rất nhiều nhà hàng dù đông khách vẫn rơi vào vòng luẩn quẩn “bán nhiều, lãi ít” chỉ vì không có báo cáo tài chính đủ tốt để kiểm soát từng đồng chi phí và lợi nhuận. Không có báo cáo tài chính, quản lý kinh doanh chỉ là cảm tính.

Rào cản khi lên báo cáo tài chính nhà hàng thủ công

Dữ liệu tài chính chính là “ngôn ngữ” để chủ doanh nghiệp hiểu rõ tình hình kinh doanh của nhà hàng mình. Nhưng nếu còn quản lý thủ công, thứ ngôn ngữ ấy chẳng khác nào những mảnh ghép rời rạc, khiến bức tranh tài chính trở nên mơ hồ, khó nắm bắt – thậm chí tiềm ẩn rủi ro sai lệch ngay từ những con số nhỏ nhất.

Trong ngành F&B, báo cáo tài chính nhà hàng không chỉ để biết lỗ – lãi, mà là công cụ quan trọng để chủ nhà hàng nhìn lại hiệu quả vận hành, hiệu suất đầu tư, khả năng sinh lời của từng mô hình kinh doanh. Thế nhưng, khi hệ thống dữ liệu còn rời rạc giữa hóa đơn giấy, file excel,… việc tổng hợp báo cáo tài chính trở thành “cơn ác mộng” mỗi dịp cuối tháng, cuối quý.

Một con số sai lệch trong bảng excel, một công thức tính toán sơ suất, hay một hóa đơn bị bỏ quên… cũng có thể kéo theo sai lệch lớn về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định kinh doanh quan trọng. Thậm chí, sai số này còn tích tụ theo thời gian, khiến chủ nhà hàng có cái nhìn méo mó về tình hình tài chính thực tế, đánh giá sai điểm mạnh – yếu, dẫn đến chiến lược kinh doanh thiếu chính xác.

Điều nguy hiểm hơn, khi mọi dữ liệu không tập trung, việc kiểm tra, đối soát, phát hiện sai lệch trở nên vô cùng khó khăn, kéo theo những rủi ro về thuế, pháp lý và uy tín thương hiệu.

Trong bối cảnh ngành F&B đang chuyển dịch mạnh mẽ sang vận hành dựa trên dữ liệu, tư duy quản trị hiện đại không còn chỗ cho báo cáo thủ công. Chủ nhà hàng muốn kiểm soát vận hành vững chắc, tối ưu lợi nhuận, bắt buộc phải thay đổi. Công nghệ là công cụ – nhưng trên hết, đó là bước chuyển về nhận thức, về cách nhà quản trị nhìn nhận dữ liệu như một tài sản chiến lược.

Thực tế, nhiều nhà hàng đã và đang ứng dụng hệ thống POS để tự động hoá quy trình bán hàng, kiểm soát tồn kho, theo dõi doanh thu theo thời gian thực. Đây là bước tiến rõ rệt giúp loại bỏ sai sót thủ công, giảm tải cho nhân sự vận hành, đồng thời mang lại dữ liệu chuẩn xác, minh bạch về dòng tiền từng ngày.

Tuy nhiên, POS chỉ là điểm khởi đầu. Khi vận hành chuỗi nhà hàng, bài toán quản trị không dừng lại ở “điểm bán”, mà cần kết nối tất cả chi nhánh vào một hệ thống dữ liệu tập trung, để chủ doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh: Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận – Hàng tồn – Nhân sự – Trải nghiệm khách hàng…

>> Tham khảo giải pháp phần mềm phân tích kinh doanh B-Canvas giải quyết triệt để bài toán này. Không thay thế POS, B-Canvas kết nối trực tiếp dữ liệu từ hệ thống POS với các nguồn dữ liệu còn lại trong doanh nghiệp: từ kế toán, nhân sự, chi phí vận hành, marketing cho đến tài chính dòng tiền.

Thay vì quản lý nhà hàng theo từng bộ phận rời rạc, B-Canvas giúp CEO và đội ngũ lãnh đạo có cái nhìn trực quan, xuyên suốt từ doanh thu từng điểm bán cho tới hiệu quả tài chính tổng thể. Dữ liệu được kết nối, liên thông và cập nhật theo thời gian thực. Từ báo cáo vận hành, KPI, cảnh báo biến động bất thường cho tới hoạch định chiến lược dài hạn – mọi thứ đều nằm trên cùng một nền tảng.

Đặc biệt, B-Canvas được phát triển dành riêng cho thị trường Việt Nam, thấu hiểu những đặc thù của ngành F&B nội địa, giúp các doanh nghiệp không chỉ kiểm soát tốt vận hành mà còn xây dựng được một hệ thống quản trị bền vững, minh bạch và sẵn sàng cho mở rộng.

Sử dụng báo cáo tài chính nhà hàng trong kinh doanh

Trong ngành F&B, báo cáo tài chính nhà hàng không đơn thuần là bảng số liệu thu – chi cuối tháng. Đằng sau những con số ấy là bức tranh toàn cảnh về sức khỏe tài chính, hiệu quả vận hành, và cả những rủi ro tiềm ẩn của nhà hàng. Một báo cáo tài chính nhà hàng được lập và phân tích đúng cách không chỉ giúp chủ nhà hàng quản trị tốt hơn, mà còn trở thành công cụ ra quyết định chiến lược không thể thiếu.

Đánh giá thực chất hiệu quả kinh doanh

Khi nói về hiệu quả kinh doanh, phần lớn chủ nhà hàng thường đặt câu hỏi rất đơn giản: “Tháng này lời hay lỗ?”. Nhưng câu hỏi này chỉ chạm tới bề nổi của vấn đề. Thực chất, để quản trị một nhà hàng một cách bài bản, câu hỏi quan trọng hơn cần đặt ra phải là:

  • Doanh thu đến từ đâu?
  • Chi phí nào đang chiếm tỷ trọng lớn nhất?
  • Biên lợi nhuận thực tế có đang đảm bảo cho mô hình vận hành hiện tại?

Ở góc độ chi phí, báo cáo tài chính nhà hàng sẽ giúp nhà quản lý bóc tách từng khoản mục, nhận diện tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu, nhân sự, mặt bằng, marketing,… Một bức tranh chi phí rõ ràng mới cho thấy đâu là “điểm rò rỉ” đang âm thầm bào mòn lợi nhuận. Trong ngành F&B, nơi biên lợi nhuận vốn đã mỏng, việc kiểm soát tốt từng đồng chi phí là yếu tố sống còn.

Quan trọng hơn, báo cáo còn giúp chủ nhà hàng đánh giá lại biên lợi nhuận thực tế theo từng dòng sản phẩm, từng mô hình vận hành. Việc này không chỉ giúp hiểu rõ khả năng hấp thụ chi phí cố định của mô hình hiện tại, mà còn chỉ ra rủi ro nếu mở rộng, thay đổi mô hình hoặc tiếp tục đầu tư.

Lập ngân sách, hoạch định mua hàng hợp lý hơn

Một trong những sai lầm phổ biến của nhiều chủ nhà hàng là vận hành theo quán tính, dựa vào kinh nghiệm hoặc cảm tính trong việc dự báo doanh thu, lập ngân sách và mua hàng. Điều này dễ dẫn đến tình trạng thừa – thiếu nguyên liệu, vòng quay vốn bị nghẽn và kéo theo áp lực tài chính ngày càng lớn.

Khi nắm được dữ liệu tài chính thực tế qua từng giai đoạn vận hành, chủ nhà hàng sẽ có đủ cơ sở để lập ngân sách cho từng quý, từng năm, hoặc cho riêng những giai đoạn đặc thù như mùa cao điểm, thấp điểm, ngày lễ, sự kiện. Việc lập ngân sách được xây dựng dựa trên dòng dữ liệu thực tiễn: tốc độ tiêu thụ, biên lợi nhuận, chi phí cố định, biến động giá nguyên vật liệu, hành vi tiêu dùng theo mùa vụ.

Bên cạnh đó, từ báo cáo tài chính, chủ nhà hàng cũng dễ dàng xác lập kế hoạch mua nguyên vật liệu một cách chủ động, phù hợp với quy mô kinh doanh và tốc độ tiêu thụ thực tế. Không còn tình trạng nhập hàng dồn dập theo cảm hứng, để rồi tồn kho bị đẩy lên cao, vốn bị chôn, chi phí lưu trữ tăng, thậm chí nguy cơ hư hao, hao hụt chất lượng nguyên liệu.

Cơ sở cho chiến lược mô hình kinh doanh

Chủ nhà hàng có thể nhận diện rõ ràng đâu là nhóm món ăn, dịch vụ hay khung giờ kinh doanh đang mang lại biên lợi nhuận cao nhất. Không ít nhà hàng rơi vào tình trạng chạy theo xu hướng, bổ sung thực đơn hoặc triển khai dịch vụ mới mà không hề biết rằng chi phí nguyên liệu, nhân công, vận hành cho những phần bổ sung đó đang làm suy giảm lợi nhuận chung.

>> Nhìn vào báo cáo tài chính, chủ nhà hàng dễ dàng xác định được đâu là sản phẩm thực sự “nuôi sống” nhà hàng, đâu là phần đang âm thầm bào mòn lợi nhuận.

Bên cạnh đó, việc thử nghiệm các mô hình mới như buffet, combo, delivery hay tích hợp thêm dịch vụ phụ trợ cũng cần được đánh giá qua lăng kính tài chính. Hiệu quả mô hình không chỉ được đo bằng doanh thu, mà phải dựa trên biên lợi nhuận, chi phí hấp thụ cố định, khả năng duy trì dòng tiền.

Khi đứng trước bài toán mở rộng chi nhánh, báo cáo tài chính càng trở thành công cụ không thể thiếu. Nó cho thấy mức độ ổn định về doanh thu, khả năng sinh lời thực tế, khả năng hấp thụ chi phí của mô hình hiện tại. Nhờ đó, chủ nhà hàng có thể xác định liệu mô hình đã đủ bền vững để nhân rộng hay còn tiềm ẩn rủi ro nếu phát triển nóng.

5 chỉ số tài chính cốt lõi cần theo dõi hàng tháng trong nhà hàng

Muốn quản trị hiệu quả tài chính nhà hàng, không thể chỉ dừng lại ở việc “xem lãi hay lỗ cuối tháng”. Một hệ thống quản trị tài chính bài bản phải giúp chủ nhà hàng theo dõi đều đặn những chỉ số cốt lõi, từ đó nhận diện rõ sức khỏe vận hành, phát hiện kịp thời rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận theo từng chu kỳ kinh doanh.

Dưới đây là 5 nhóm chỉ số tài chính mà bất kỳ chủ nhà hàng nào cũng cần nắm vững và kiểm soát chặt chẽ hàng tháng.

1. Doanh thu

Có những dòng doanh thu mang lại lợi nhuận thực chất, giúp nuôi sống cả mô hình. Nhưng cũng có những khoản doanh thu tồn tại chỉ để “cho có” — tạo cảm giác nhà hàng đang vận hành tốt, trong khi thực chất lại tiêu tốn nhiều nguồn lực, bào mòn lợi nhuận hoặc kéo theo chi phí vận hành quá lớn.

Chính vì vậy, thay vì chỉ nhìn con số tổng, doanh thu cần được phân tích theo chiều sâu và theo ngữ cảnh vận hành thực tế, bao gồm:

  • Theo nhóm sản phẩm: Mỗi nhóm sản phẩm sẽ có cấu trúc chi phí khác nhau. Một combo có thể bán chạy, nhưng nếu food cost quá cao hoặc nguyên vật liệu dư thừa sau mỗi đơn hàng, thì lợi nhuận thực tế lại thấp hơn món đơn giản hơn nhưng ổn định.

  • Theo khung giờ kinh doanh: Một khung giờ đông khách chưa chắc đã là khung giờ sinh lời nếu chi phí vận hành trong khung đó cao vượt ngưỡng. Ví dụ, buổi trưa có thể đông nhưng phải tăng ca nhân sự, sử dụng thiết bị công suất cao, chi phí tăng đột biến. Theo dõi doanh thu theo từng khung giờ giúp nhà hàng triển khai chương trình thu hút đúng vào thời điểm có khả năng sinh lời cao nhất.

  • Theo kênh bán hàng: Doanh thu tại chỗ, mang đi, giao hàng, đặt bàn qua ứng dụng, loyalty khách quen – mỗi kênh mang theo cấu trúc chi phí khác nhau. Một món có thể có biên lợi nhuận tốt khi bán tại quán nhưng lại gần như không có lời khi qua app vì mức chiết khấu quá cao hoặc phải giảm giá mạnh để cạnh tranh.

2. Biên lợi nhuận gộp

Ngành F&B có đặc thù chi phí biến động mạnh, biên lợi nhuận gộp là chỉ số phản ánh ngay hiệu quả cốt lõi mô hình vận hành.

  • COGS (Cost of Goods Sold): Chi phí trực tiếp để tạo ra sản phẩm bán ra
  • Food Cost, Beverage Cost: Tỷ lệ chi phí nguyên liệu / doanh thu theo nhóm
  • Gross Profit Margin: (Doanh thu thuần – COGS) / Doanh thu thuần

Một nhà hàng dù đông khách nhưng nếu biên lợi nhuận gộp không đảm bảo, mọi nỗ lực marketing, bán hàng cũng chỉ “làm không công cho nhà cung cấp”.

3. Tỷ lệ chi phí vận hành

Cấu trúc chi phí vận hành trong nhà hàng thường xoay quanh 4 nhóm chính:

  • Chi phí nhân sự: Nhân sự chiếm tỷ trọng lớn trong mô hình nhà hàng do đặc thù ngành dịch vụ cần nhiều nhân lực trực tiếp. Tuy nhiên, tỷ lệ nhân sự/doanh thu cần được kiểm soát sát sao. Khi doanh thu không tăng tương ứng với quy mô nhân sự, biên lợi nhuận sẽ nhanh chóng bị bào mòn.

  • Chi phí mặt bằng: Gồm tiền thuê, điện, nước, vệ sinh, bảo trì, dịch vụ phụ trợ. Đây là chi phí cố định khó cắt giảm trong ngắn hạn, cần được theo dõi để đảm bảo tỷ lệ hấp thụ hợp lý qua từng chu kỳ kinh doanh. Một mặt bằng đẹp nhưng dư công suất, thiếu khách sẽ trở thành khoản đốt tiền dài hạn.

  • Chi phí khấu hao: Trang thiết bị, cơ sở vật chất, công cụ dụng cụ phục vụ vận hành. Dù không trực tiếp nhìn thấy hằng ngày, nhưng khấu hao là khoản mục quan trọng để đánh giá giá trị hao mòn tài sản theo thời gian. 

  • Chi phí marketing, công nghệ, vận hành khác: Bao gồm ngân sách quảng cáo, hệ thống phần mềm, POS, phần mềm quản lý kho, kế toán… Những khoản này tuy nhỏ lẻ nhưng nếu không kiểm soát hợp lý sẽ cộng dồn thành gánh nặng không nhỏ.

4. Vòng quay tồn kho & tỷ lệ thất thoát nguyên vật liệu

Trong nhà hàng, tồn kho không đơn thuần là tài sản hay nguồn nguyên liệu dự phòng. Tồn kho chính là vốn bị “chôn” tạm thời trong chuỗi vận hành. Nếu kiểm soát không tốt, tồn kho sẽ âm thầm biến thành chi phí chìm, ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền, hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm.

Có hai chỉ số chủ chốt cần theo dõi chặt chẽ:

  • Vòng quay tồn kho: thước đo tốc độ tiêu thụ nguyên vật liệu trong một khoảng thời gian nhất định
  • Thất thoát, hao hụt, hủy hỏng: Tỷ lệ chênh lệch giữa tồn kho lý thuyết và thực tế

Tồn kho quá lâu khiến dòng tiền bị chôn, nguy cơ hao hụt, giảm chất lượng nguyên liệu, còn tồn kho thiếu hụt lại gây đứt gãy vận hành, mất doanh thu. Quản lý tốt tồn kho chính là quản lý tốt vòng quay vốn.

5. EBIT, EBITDA, Lợi nhuận ròng

Đây là bộ 3 chỉ số tài chính kinh điển trong mọi ngành kinh doanh, F&B không ngoại lệ:

  • EBIT (Earnings Before Interest & Tax): Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính
  • EBITDA (Earnings Before Interest, Tax, Depreciation & Amortization): Đo lường khả năng tạo dòng tiền thuần từ vận hành
  • Lợi nhuận ròng (Net Profit): Lợi nhuận cuối cùng sau tất cả chi phí và thuế

Nhiều chủ nhà hàng sai lầm khi chỉ nhìn lợi nhuận ròng cuối tháng mà bỏ qua EBIT và EBITDA – những chỉ số phản ánh sức khỏe thực sự từ vận hành cốt lõi.

TacaSoft,

Kho phần mềm
Công nghệ
Câu chuyện thành công
Subscribe
Thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

youtube
Xây dựng và triển khai hệ thống Báo cáo quản trị doanh nghiệp - Trải nghiệm Demo phần mềm Power Bi

    Đăng ký tư vấn
    Nhận ngay những bài viết giá trị qua email đầu tiên
    Icon

      error: Content is protected !!
      0
      Would love your thoughts, please comment.x